04 CÁCH ĂN CAO NGỰA BẠCH HIỆU QUẢ VÀ TÁC DỤNG
Cao ngựa bạch là một sản phẩm quý giá cho sức khỏe. Có thể dùng để ăn hoặc uống. Bài viết sau sẽ hướng dẫn các bạn 04 cách ăn cao ngựa hiệu quả nhất!
-
Ngâm rượu: Xắt lát mỏng 100g cao, ngâm trong 750ml – 1 lít rượu trắng dưới 40 độ. Cao tan đều là dùng được, mỗi ngày uống 2 lần trước bữa ăn khoảng 30 phút.
-
Nấu cháo: Thái cao thành miếng nhỏ. Thả vào nấu với cháo nóng hoặc với nước nóng thêm một thìa cà phê mật ong. Hoặc cũng có thể hầm gà, chim, tim lợn…
-
Hấp cách thủy: Đặt miếng cao vào bát rồi để trong nồi cơm sôi từ 10 -15 phút cho cao chảy mềm. Lấy ra trộn mật ong ăn trước bữa cơm.
-
Ăn trực tiếp: Cắt cao thành miếng nhỏ rồi ăn trực tiếp như kẹo.
Lưu ý: Phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ em không nên dùng cao ngâm rượu. Cao ngựa có lượng đạm cô đặc lên tới 80% trọng lượng. Chỉ với 10g mỗi ngày đã đã đáp ứng được 83% nhu cầu protein cho trẻ em 6 tháng tuổi, 57% cho trẻ lên 2 tuổi, 22% đối với 10 tuổi trở lên. Mỗi lần nên dùng đủ 300gr cao cho một đợt tẩm bổ mới có tác dụng. Không nên dùng ngắt quãng, cơ thể chưa kịp hấp thụ hết dưỡng chất trong cao.
Ăn cao ngựa bạch có béo không
Đây cũng là một trong những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Bởi, khi đọc được tác dụng của cao ngựa bạch thấy nó rất tốt cho sức khỏe, giúp hấp thụ chất dinh dưỡng thì họ lại cảm thấy lo sợ khi ăn xong cao ngựa là cân nặng lại tăng lên.
Trong cao ngựa bạch có tới 17 axit amin và mỗi một axit amin này sẽ giữ một vai trò khác nhau để điều trị bệnh. Quá trình tổng hợp axit amin là một cơ chế chọn lọc và khép kín, chúng có khả năng nhận diện và đào thải những chất không cần thiết khi đã có đủ.
Vì thế, bạn hoàn toàn có thể loại bỏ nỗi lo lắng này, nếu như bạn không muốn ăn cao ngựa bạch để tăng cân. Còn nếu như muốn tăng cân thì bạn hãy sử dụng lượng cao ngựa bạch theo đúng liều lượng được hướng dẫn là sẽ nhận được kết quả như ý muốn.
Tác dụng của cao xương ngựa
Cao ngựa bạch có nhiều tác dụng với sức khỏe con người. Cao ngựa bạch chứa một lượng lớn canxi, keratin và phốt phát giúp tăng cường sức khỏe xương khớp. Cao ngựa bạch còn có nhiều acid amin không thể thay thế và những men xúc tác mạnh cho quá trình đồng hóa giúp bồi dưỡng cơ thể suy nhược. Cao ngựa bạch còn giúp tăng cường sinh lý cho phụ nữ và đàn ông, cải thiện giấc ngủ và tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng.
Tác dụng của cao xương ngựa với trẻ em.
Cải thiện ngựa trắng có nhiều tác dụng cho sức khỏe con người. Đối với trẻ em, cải ngựa trắng có thể giúp trẻ nài ăn, nòi dễ dàng hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển thể chất12. Tuy nhiên, phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú và trẻ em không nên ngâm mình trong rượu nồng độ cồn cao. Nên sử dụng lượng cao đủ 300 gram mỗi lần để thực hiện sản phẩm bổ sung mới có hiệu quả. Nên dùng ngắt quãng, cơ sở chưa hấp thụ hết chất dinh dưỡng ở mức cao.
Cách cho trẻ em uống cao ngựa bạch an toàn?. Trẻ em có thể sử dụng cải ngựa trắng nhưng độ tuổi thích hợp sử dụng là trên 2 tuổi. Liều lớn bạch mã cho trẻ từ 4-12 tuổi không được vượt quá 5g/ngày trong 40 ngày liên tục1. Ngoài ra, khi dùng cải ngựa, bạn nên tránh các thực phẩm có vị tanh như tôm, cua, cá, các gia vị cay như ớt, tỏi, tiêu và trà.
Tác dụng của cao xương ngựa với người già
Cao xương ngựa có tác dụng giảm suy nhược cơ thể ở người già, giúp giảm đau nhức xương khớp, phòng chống loãng xương, thoái hoá khớp cho người lớn tuổi.
Cách dùng: Liều dùng hàng ngày: 5-10g cao (cho người lớn), 3-5g (cho trẻ em tùy tuổi). Sử dụng liên tục trong vòng 30 ngày
Tác dụng của cao xương ngựa với người ốm
Cao xương ngựa được dùng để bồi bổ cho người bị suy nhược, sau khi ốm dậy hoặc phụ nữ sau sinh, người đau nhức gân xương, kinh nguyệt không đều, trẻ em còi xương.
Lưu trữ cao xương ngựa như thế nào để đảm bảo an toàn sức khỏe?
Cao xương ngựa cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp. Nên đóng gói kín và để ở nơi thoáng mát để đảm bảo an toàn sức khỏe
Cao Ngựa – Tác Dụng Của Cao Ngựa – Cách Dùng Cao Ngựa – Cao Ngựa Bạch
CAO XƯƠNG NGỰA BÁ VÂN – SẢN PHẨM TỪ NÚI RỪNG THÁI NGUYÊN
Gần đây cao xương ngựa được nhiều người dùng và đã có tác dụng rất tốt cho sức khỏe. Vì vậy đã có những người vì lợi nhuận nên đã sản xuất một cách bừa bãi, không đúng quy trình ,với lương tâm của người làm thuốc. Nên không mang lại tác dụng thật của bài thuốc này.
Với phương châm vì lương tâm của người làm thuốc, vì sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng. Chúng tôi đã có kinh nghiệm gia truyền và đưa ra một quy trình nấu cao ngựa nghiêm ngặt đảm bảo chất lượng thật và nguyên chất của sản phẩm.
Nguyên chất – An toàn – Sức khỏe
Cao xương ngựa – thuốc mạnh gân xương
Xương ngựa nấu thành cao có tác dụng chữa suy nhược ở người ốm dậy, người già, đau nhức gân xương, kinh nguyệt không đều, sản phụ, trẻ em còi xương, biếng ăn… Ngày xưa, chỉ vua chúa mới được dùng loại cao này. Có hàm lượng đạm trên 80%.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thịt ngựa giúp trẻ em cứng cáp, nhanh nhẹn, thanh niên cường tráng, người già sống lâu. Còn xương ngựa, theo dược sĩ Đỗ Huy Ích và các chuyên gia ở Viện Dược liệu, cũng rất tốt vì giàu canxi phosphat, keratin, oscein…, có tác dụng bổ dưỡng, ích khí, mạnh gân xương cơ.
Cao ngựa được nấu từ bộ xương sau khi đã luộc, lọc hết thịt, mỡ, tủy, não, phơi thật khô. Thường mỗi con ngựa trưởng thành cho từ 1,5 đến 2 kg cao (khi nấu không được pha một thứ gì).
Người cao tuổi gầy yếu, suy kiệt dùng cao ngựa sẽ ăn ngon miệng, dễ ngủ và ngủ say, dễ tiêu hóa, khắc phục được bệnh táo bón. Cao bổ sung canxi, giúp chống bệnh loãng xương. Trẻ em từ một tuổi trở lên gày gò do suy dinh dưỡng, biếng ăn, da tái, xanh xao, còi xương… dùng cao ngựa một thời gian sau sẽ ăn khỏe, lên cân nhanh, da dẻ hồng hào.
Phụ nữ gầy yếu, mới ốm dậy, sau khi sinh bị suy kiệt… uống cao ngựa sẽ hồi phục sức khỏe nhanh rõ rệt. Những người lao động nặng nhọc bị bệnh viêm tá tràng kinh niên, ăn uống kém, dễ bị đi lỏng, đi kiết… dùng cao ngựa sẽ nhanh khỏi bệnh, béo khỏe.
Cần kiêng những thứ sau khi dùng cao ngựa: Các chất tanh như tôm, cua, cá, nước chè đặc, đậu xanh, măng, rau muống; chất cay như tỏi, ớt, hạt tiêu…
Theo Sức Khỏe & Đời Sống, Vnexpress
Tác dụng của cao xương ngựa và cách sử dụng
Xương ngựa được nấu thành cao để chữa cơ thể suy nhược ở người mới ốm dậy, đau nhức gân xương, kinh nguyệt không đều, trẻ em còi xương, xanh xao, biếng ăn, phụ nữ sau khi sinh, rất tốt cho người cao tuổi. Cao xương ngựa ngày xưa chỉ vua, chúa mới được dùng.
Theo DS. Đỗ Huy Ích và các chuyên gia ở Viện Dược liệu, xương ngựa có chứa canxi photphat, keratin, oscein… có vị ngọt, tính mát, có tác dụng bỗ dưỡng, ích khí, mạnh gân xương cơ. Xương ngựa (thường dùng ngựa bạch) được nấu thành cao để chữa cơ thể suy nhược ở người mới ốm dậy và phụ nữ sau sinh, đau nhức gân xương, kinh nguyệt không đều, trẻ em còi xương, xanh xao, biếng ăn, rất tốt cho người cao tuổi.
Cách nấu cao xương ngựa cũng giống như nấu cao xương hổ. Cao ngựa được nấu từ bộ xương ngựa sau khi đã luộc, lọc hết thịt, mỡ, tủy, não, phơi thật khô. Thường mỗi con ngựa trưởng thành cho từ 1,5 đến 2kg cao (khi nấu không được pha một thứ gì).
Đối với người cao tuổi gầy yếu, suy kiệt sức khỏe dùng cao ngựa sẽ ăn ngon miệng, dễ ngủ và ngủ say, dễ tiêu hóa, khắc phục được bệnh táo bón. Cao bổ sung canxi giúp chống bệnh loãng xương. Đối với trẻ em từ một tuổi trở lên gầy gò do bị suy dinh dưỡng, biếng ăn, da tái, xanh xao, còi xương… dùng cao ngựa một thời gian sau sẽ ăn khỏe, lên cân nhanh, da dẻ hồng hào. Đối với phụ nữ, những người bị gầy yếu, mới ốm khỏi, sau khi sinh bị suy kiệt… uống cao ngựa sẽ hồi phục sức khỏe nhanh rõ rệt. Với những người lao động nặng nhọc bị bệnh viêm tá tràng kinh niên, ăn uống kém, dễ bị đi lỏng, đi kiết… dùng cao ngựa sẽ khỏi bệnh, ăn nhiều mau béo khỏe.
Chú ý khi đã dùng cao ngựa thì phải kiêng những thứ sau mới có kết quả. Kiêng các chất tanh như tôm, cua, cá,…; kiêng uống nước chè đặc; không ăn đậu xanh, các loại măng, rau muống; không ăn chất cay, tỏi, ớt, hạt tiêu…
- Nguyễn Lân Dũng
Cao xương ngựa: Vị thuốc mạnh gân xương
Cách chế biến
Lấy xương ngựa đun sôi với nước trong 30 phút, rồi róc hết thịt, gân và mỡ còn dính ở xương, rửa thật sạch. Phơi xương cho trắng và hết tanh trong nắng to hoặc sấy ở nhiệt độ 50-60oC cho khô. Đập vỡ xương và nạo sạch tủy, rồi ngâm với nước gừng (5 lít rượu 40o và 1kg gừng tươi cho 50kg xương) trong 1-2 giờ. Cho xương vào thùng nhôm, nấu với nước liên tục trong 24 giờ (luôn giữ nước ngập xương). Lấy nước chiết lần thứ nhất lọc, cô riêng. Tiếp tục nấu để được hai nước chiết nữa. Dồn các nước chiết lại, cô nhỏ lửa và đánh đều đến khi được cao đặc. Đổ cao vào khay đã bôi dầu lạc hoặc mỡ lợn. Để nguội, cắt thành bánh, gói giấy nilông, để ở nơi khô và mát. Thông thường từ một bộ xương ngựa có thể nấu được 5-6 kg cao đặc.
Có thể tận dụng xương ngựa đã nấu cao để bào chế thành bột xương theo cách làm sau: Bã xương đem rửa sạch, phơi khô, nung ở lò than đang cháy đỏ trong 15 phút. Xương nung xong trở nên nhẹ, xốp, trắng muốt như thạch cao, dễ vỡ. Cho xương đã nung vào máy xay hoặc cối giã rồi rây thành bột mịn. Đổ bột này vào nước sạch với tỷ lệ 1kg bột xương với 3 lít nước. Đun sôi trong một giờ. Để nguội, gạn lấy bột đem phơi hoặc sấy khô. Rây lại cho bột thật mịn. Đóng gói kín, tránh ẩm.
Công dụng và cách dùng
Cao xương ngựa rất giàu muối calci, là nguồn bổ sung chất vôi cho cơ thể; chất keratin cùng với gelatin khi thủy phân cho nhiều acid amin cần thiết giúp duy trì và phát triển tế bào. Do đó, dược liệu được dùng chữa cơ thể suy nhược ở người mới ốm dậy, người cao tuổi, phụ nữ sau khi sinh, trẻ em còi xương, xanh xao, biếng ăn. Cao còn chữa loãng xương, đau nhức gân xương, kinh nguyệt không đều, táo bón, viêm tá tràng, tiêu chảy, kiết lỵ. Liều dùng hằng ngày: 5-10g cao (cho người lớn), 3-5g (cho trẻ em tùy tuổi). Dạng dùng thông thường là thái cao thành miếng ăn trực tiếp hoặc trộn với cháo nóng mà ăn. Có thể trộn cao với mật ong (1 thìa) hấp cách thủy hoặc ngâm cao (100g) trong một lít rượu 40 độ để càng lâu càng tốt, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần một chén nhỏ. Không dùng rượu cao ngựa cho trẻ em.
Bột bã xương ngựa cũng là thuốc bổ, mạnh gân xương và chữa được bệnh đau dạ dày thừa vị toan và tiêu chảy.
Khi dùng, kiêng các chất tanh như tôm, cua, cá; chất cay (tỏi, ớt, hạt tiêu); nước chè đặc, đậu xanh, rau muống, măng.
- Đỗ Huy Bích – Sức Khoẻ & Đời Sống